I. Cách âm chống ồn xe ô tô là gì?
- Vật liệu cách âm ô tô là loại vật liệu có khả năng làm giảm sự truyền thanh từ bên ngoài vào không gian bên trong ô tô. Vật liệu cách âm sẽ giúp giảm cường độ âm thanh từ ngoài vào trong xe cũng như từ trong xe ra ngoài.
- Vật liệu tiêu âm ô tô là loại vật liệu có khả năng giảm thiểu tiếng vọng, giảm thời gian dội âm trong xe. Cụ thể hơn vật liệu tiêu âm sẽ khử đi các tiếng ù ù, tiếng vọng âm trong cabin, giúp âm thanh truyền đi trong trẻo và trung thực hơn.
II. Nguyên nhân của tiếng ồn trong xe ô tô
1. Động cơ và hệ thống truyền động
- Tiếng ồn từ quá trình đốt nhiên liệu
- Tiếng ồn từ hệ thống truyền động và hộp số
2. Đường và môi trường xung quanh
- Tiếng ồn từ bề mặt đường
- Tiếng ồn từ lưu lượng không khí và gió
3. Các bộ phận và linh kiện khác
- Tiếng ồn từ lốp xe
- Tiếng ồn từ hệ thống treo và giảm xóc
III. Làm cách âm chống ồn xe ô tô có quan trọng không?
Vì vấn đề cách âm – tiêu âm không được quan tâm nhiều nên “khả năng cách âm kém”, “xe quá ồn”, “xe ù ù khó chịu”… luôn là vấn đề muôn thuở mà người dùng xe giá rẻ thường xuyên than phiền. Khi bỏ ra số tiền lớn để sắm xe (thậm chí chịu cả gánh nặng mua xe trả góp) thì ai ai cũng muốn mình và gia đình có được trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, việc xe quá ồn lại ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm, dễ đem lại sự mệt mỏi.
Xe ô tô bị ồn là vấn đề nói lớn thì không quá lớn, nói nhỏ cũng không hẳn đúng. Tiếng ồn ô tô trước hết gây cảm giác khó chịu, ù tai… Nếu di chuyển đường dài tiếng ồn có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung lái xe…
Đã chi trả số tiền lớn để mua xe ô tô mà hàng ngày phải chịu cảnh tiếng ồn khó chịu mỗi khi xe lăn bánh thì quả là nỗi ám ảnh. Nhiều người chọn giải pháp mở nhạc, mở radio để “tiếng hát át tiếng ồn” nhưng cũng không mấy hiệu quả, sự cộng hưởng âm thanh chỉ càng làm tình trạng này nặng nề thêm.
Hiện nay, có nhiều cách giảm ồn, chống ồn xe ô tô như dùng phủ gầm ô tô, bọc trần ô tô,… Nhưng theo giới chuyên môn, dán vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng chính là giải pháp hiệu quả nhất. Dán cách âm cho xe có thể giảm ồn đến 45 – 80%.
IV. Các vị trí dán chống ồn cho xe ô tô
1. Cách âm cho 4 cánh cửa
Hệ thống cửa xe ô tô là một trong những nơi quan trọng cần gia cố cách âm. Bởi phần lớn tạp âm từ bên ngoài lọt vào cabin xe qua các cửa. Nhưng đa số cửa xe của các dòng ô tô phổ thông đều không có vật liệu cách âm, cấu tạo chỉ đơn thuần gồm phần tôn vỏ xe và ốp nhựa. Điều này khiến tạp âm môi trường dễ lọt vào bên trong.
Để chống ồn cánh cửa xe ô tô cần dán cách âm cho 4 cánh cửa. Cách làm phổ biến là dán cách âm chống ồn cho cả phần vỏ tôn cửa và phần ốp nhựa bên trong.
Với phần vỏ tôn cửa thường dùng miếng dán cách âm ô tô loại có lớp nhôm để hỗ trợ cả cản âm và cách nhiệt cho cửa. Nhiều cơ sở độ cách âm ô tô thường dùng tấm cách âm SIP hay Gribz cho khu vực này cho khu vực này.
Còn phần ốp nhựa thường dùng miếng dán tiêu âm SIP, bông sợi hoặc mút xốp cố định phía trong ốp cửa để tiêu âm cũng như tăng cường cách âm.
Ngoài ra để hạn chế triệt để tạp âm từ ngoài lọt vào xe, người ta còn thường lắp thêm gioăng cao su chống ồn ô tô cho các cánh cửa và cột B. Gioăng cao su có nhiều loại gồm gioăng B, D, P, Z, O… Ở mép cửa và cột chữ B tốt nhất nên dùng gioăng chữ O luồn vào trong gioăng chữ P, D hoặc B.
2. Cách âm khoang máy
Tiếng động cơ là một trong các nguyên nhân gây ồn ô tô phiền phức nhất. Việc cách âm khoang máy ô tô cũng khá phức tạp. Để chống ồn khoang máy cần dán cách âm ở vách ngăn giữa khoang máy và khoang hành khách.
Có 2 cách xử lý.
- Dán cách âm từ trong khoang máy: Để dán cách âm cho vách ngăn từ bên trong khoang máy buộc phải tháo hết toàn bộ hệ thống máy móc trong khoang máy xe. Việc này rất phức tạp, chi phí tháo – lắp cao, lại tìm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xe nếu xảy ra sai sót. Do đó hiếm khi chọn cách này.
- Dán cách âm trong cabin: Với cách này sẽ tháo toàn bộ taplo để dán cách âm vách ngăn từ mặt bên trong khoang hành khách. Dù phải thay ga điều hoà do tháo evaporator nhưng quá trình thi công nhanh hơn, không quá phức tạp và chi phí cũng rẻ hơn. Thế nên cách này được ưa chuộng hơn.
Vật liệu cách âm khoang máy ô tô thường dùng loại có lớp nhôm để vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Bởi khoang động cơ khi làm việc thường rất nóng. Ngoài dán miếng cách âm cho vách ngăn nên gia cố thêm một miếng cách âm nắp capo. Điều này không chỉ giúp cách âm mà còn cách nhiệt cho khoang máy từ bên trên.
3. Cách âm sàn xe
Sàn xe cũng là nơi dễ bị nhiễm tiếng ồn. Một trong các nguyên nhân xe oto bị ồn nhiều đó là tiếng vọng từ gầm đi qua sàn xe. Tiếng vọng từ gầm phần lớn là tiếng gió, tiếng sỏi đá văng va đập vào gầm và đặc biệt là tiếng lốp ô tô.
Lót sàn cách âm ô tô khá phức tạp. Trước hết phải tháo toàn bộ ghế xe, mở luôn tấm nỉ phủ sàn xe. Sau đó dán tấm cách âm lên toàn bộ phần tôn của sàn xe. Khi thi công cách âm sàn – gầm xe hơi, với những dòng xe hatchback hay crossver/SUV tốt nhất nên dán cách âm luôn cho cả mặt sàn ở khoang hành lý và các vách hai bên phía sau.
Vật liệu cách âm chống ồn cho sàn xe thường là loại vật liệu chứa thành phần cao su/nhựa. Nếu thêm lớp nhôm sẽ càng tốt hơn vì có thể cản âm, cách nhiệt cho gầm. Ở một số dòng xe quá ồn, bị vọng âm nhiều nên dán chồng lên một lớp đệm bông để tiêu âm. Nếu muốn tăng cường cách âm cho sàn xe hơn nữa, có thể kết hợp dán tấm cách âm với một số giải pháp khác như dùng thảm lót sàn xe dày, sơn phủ gầm ô tô cao su non.
4. Chống ồn hốc bánh
Hốc lốp (hốc bánh xe) là nơi bắt nguồn tiếng vọng lốp cực kỳ khó chịu, nhất là khi xe chạy vào đường xấu, đường bê tông, chạy qua gờ giảm tốc… Có nhiều cách chống ồn hốc lốp như xịt phủ cao su non, dán chống ồn, lắp tấm nhựa che hốc bánh xe…
5. Cách âm trần xe
Với trần xe cần gia cố song song cả cách âm và cách nhiệt. Bởi trần xe là nơi hấp thụ phần lớn nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời khiến nhiệt độ trong xe tăng cao, nhất là khi đậu xe lâu dưới trời nắng nóng.
Do đó, dán cách âm trần xe thường sẽ “một công đôi chuyện”, vừa cách âm, vừa cách nhiệt. Dán cách âm trần xe cũng như sàn, cần mở hết lớp nỉ rồi sau đó dán cách âm lên mái tôn.
V. Những lưu ý quan trọng khi chống ồn cho xe ô tô
1. Bảo dưỡng định kỳ
- Bảo dưỡng xe đúng lịch trình để ngăn ngừa các vấn đề có thể dẫn đến tiếng ồn.
- Kiểm tra và thay thế các phụ tùng hỏng hóc như giảm xóc, ống xả để tránh tiếng ồn không mong muốn.